Máy CT Cone Beam (CBCT) là một công nghệ hình ảnh y tế tiên tiến được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa và chẩn đoán hình ảnh. Đây là công cụ quan trọng giúp bác sĩ nha khoa và các chuyên gia chẩn đoán hình ảnh có được hình ảnh chi tiết và chính xác về xương, răng và mô mềm của khách hàng.
Máy CT Cone Beam hoạt động bằng cách quay quanh khách hàng trong khi tạo ra một loạt hình ảnh chụp từ nhiều góc độ khác nhau. Dữ liệu hình ảnh này sau đó được xử lý bởi máy tính để tạo ra hình ảnh 3D của xương và răng. So với máy CT thông thường, máy CT Cone Beam có khả năng tạo ra hình ảnh với độ phân giải cao hơn và thời gian chụp nhanh hơn.
Ứng dụng của máy chụp CT Cone Beam trong nha khoa hiện đại
Máy CT Cone Beam có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực nha khoa. Một trong những ứng dụng chính là hỗ trợ lập kế hoạch điều trị nha khoa. Với hình ảnh 3D chi tiết và chính xác, bác sĩ có thể xem xét vị trí và cấu trúc của xương, răng trong miệng khách hàng. Nhờ vậy, bác sĩ có thể đưa ra kế hoạch điều trị chính xác và hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng cường kết quả điều trị.
Máy CT Cone Beam cũng được sử dụng trong việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề về xương hàm và răng miệng. Với hình ảnh 3D, bác sĩ có thể xem xét kích thước, hình dạng và vị trí của các khối u và những vấn đề khác liên quan đến xương hàm và răng miệng.
Hơn thế nữa, thiết bị này còn hỗ trợ bác sĩ đánh giá mức độ thương tổn và khảo sát mật độ xương, điều mà các công nghệ hình ảnh 2D trước đây không làm được. Nhờ vậy, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp cho khách hàng.
Máy CT Cone Beam cũng được ứng dụng trong lĩnh vực phẫu thuật nha khoa. Trước khi thực hiện các quy trình phẫu thuật như cấy ghép răng Implant, bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh 3D từ máy CT Cone Beam để xem xét mật độ, cấu trúc xương và răng của khách hàng.
Dữ liệu hình ảnh từ máy CT Cone Beam còn có thể truyền tải đến công nghệ định vị X-Guide để phân tích bằng phần mềm máy tính, giúp bác sĩ lựa chọn vị trí, góc đặt của các trụ Implant, đồng thời đưa ra hướng dẫn thực hiện cấy Implant vào xương hàm một cách chính xác, nhanh chóng, an toàn.
Chụp răng toàn cảnh Panorama
– Khảo sát để phát triển các tiềm ẩn về răng
– Nhổ răng khó
– Phối hợp với máy chụp cepha để nắn chỉnh
Chụp sọ răng (Cepha)
– Phối hợp với Panorama để nắn chỉnh và phẫu thuật hàm mặt
Chụp cắt lớp CT Cone Beam
– Phẫu thuật Implant
– Phẫu thuật hàm mặt
– Nhổ răng ngầm
– Phối hợp chỉnh nha nhổ răng khôn
– Phẫu thuật thẩm mỹ hàm mặt
Máy CT- Scanner Cone Beam Nhật Bản là một trong những hệ thống hiện đại nhất được dùng trong nha khoa.
Khi nào cần chụp CT – Scanner Cone Beam ?
CT – Scanner Cone Beam được chỉ định khi các phim tia X thông thường khác không thể khảo sát được đầy đủ và chính xác cho quá trình điều trị. Cụ thể trong các trường hợp sau:
– Cấy ghép Implant: CT– Scanner Cone Beam giúp khảo sát tình trạng xương, sự tích hợp xương và vị trí đặt implant
– Nhổ răng khôn, răng ngầm
– Các trường hợp nội nha phức tạp
– Phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý của vùng hàm mặt như: các khối u, rối loạn khớp thái dương hàm và bệnh xoang hàm…
Ưu điểm của kỹ thuật chụp CT – Scanner Cone Beam
So với phương pháp chụp X-quang răng truyền thống thì kỹ thuật CT – Scanner cone beam mang lại nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Tia X-quang tập trung hơn cho hình ảnh chất lượng tốt hơn
– Hàng triệu góc nhìn khác nhau chỉ trong 1 lần quét duy nhất
– Không đau, không xâm lấn và chính xác tuyệt đối
– Không lưu lại bức xạ trong cơ thể khách hàng sau khi chụp
Máy chụp CT-scanner cone beam cho hình ảnh sắc nét, an toàn, nhanh chóng
Những lưu ý khi chụp phim CT – Scanner Cone Beam
– Tháo tất cả những vật bằng kim loại liên quan đến vùng hàm mặt (như bông tai, mắt kính, máy trợ thính, hàm tháo lắp,…) để hạn chế tối đa sự tán xạ (nhiễu ảnh) trong quá trình tạo ảnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.